Từ biệt người nghệ sĩ phục sinh và truyền bá 'Ginga'

Thất bại ở Chung kết World Cup 1950 trước Urugoay để lại dư chấn tâm lý nặng nề cho người Brazil, đến mức thất bại này được ví như “Hiroshima của người Brazil” hay “Thảm họa Macaranazo”.

Kể từ đó, người Brazil ngờ vực về thứ bóng đá vị nghệ thuật giàu bản sắc và theo đuổi triết lý bóng đá khô khan, nặng về chiến thuật của người Châu Âu. Hệ quả là “Những vũ công Samba” bị lạc lối, họ bị Hungary loại ngay ở vòng đấu loại trực tiếp ở kỳ World Cup tiếp theo - lần thứ 5 liên tiếp quốc gia được mệnh danh là “Vương quốc bóng đá” không thể chinh phục được cúp vàng.

Thế mà 4 năm sau tại Thụy Điển, nhiệm vụ tái thiết bản sắc của đội tuyển quốc gia, lấy lại vị thế và lòng tự tôn của dân tộc trên đấu trường bóng đá quốc tế, lại được đặt trên vai một chàng trai 17 tuổi đang chấn thương và chỉ có duy nhất 1 năm kinh nghiệm thi đấu ở CLB Santos, đó là Edson Arantes Do Nascimento.

Hai trận đầu tiên ở vòng bảng, chàng trai trẻ không thể ra sân do chấn thương. Phần còn lại là của lịch sử, đó là kỳ World Cup mà “Vua bóng đá” chào thế giới, cũng từ đó cái tên Pele mãi mãi được tạc vào ngôi đền thiêng của bóng đá thế giới. Đó cũng là World Cup mà Pele làm hồi sinh và khẳng định vị thế độc tôn của “Ginga - linh hồn của bóng đá Brazil”.

Bàn thắng duy nhất ở trận tứ kết gặp Xứ Wales, cú hat-trick trong vòng 23 phút (52“, 64”, 75’) trong chiến thắng 5-2 trước tuyển Pháp hùng mạnh của Just Fontaine ở bán kết và cú đúp trong chiến thắng 5-2 ở chung kết trước Thụy Điển, đủ nói lên nguồn cảm hứng kỳ diệu đến từ chàng thanh niên mang áo số 10.

Đặc biệt, bàn thắng ở phút 55 trong trận chung kết với Thụy Điển là pha bóng hội tụ đầy đủ tinh hoa của “Ginga”: Một pha xoay người 180 độ, tâng bóng qua đầu hậu vệ trước khi vô lê tung lưới đối phương. “Tác phẩm nghệ thuật” hoàn hảo đến mức người Thụy Điển cũng phải đúng dậy tán thưởng và kể từ đó, họ đơn giản là thưởng thức màn trình diễn điêu luyện, tinh tế và biến ảo của Pele cùng đồng đội và trái bóng. 17 tuổi, lần đầu tiên xuất hiện ở sân khấu bóng đá lớn nhất hành tinh, Pele đã hồi sinh “linh hồn” của bóng đá Brazil và ở kỳ World Cup cuối cùng ông góp mặt – Mexico 1970, cúp vàng vĩnh viễn thuộc về Brazil như một lời khẳng định sự bất tử của “Ginga” trong huyết quản những người Brazil chơi bóng.

Đến đây chúng ta cần biết thêm đôi điều về “Ginga” qua cuốn sách “Ginga - linh hồn của bóng đá Brazil” của tác giả Fernando Marseille. Theo tác giả, từ “Ginga” xuất phát từ ngôn ngữ Kikongo vốn là tiền thân của ngôn ngữ Angola ngày nay. Vào thế kỷ thứ 16, người Bồ Đào Nha đã mang đến những nô lệ da đen khi xâm chiếm thuộc địa tại Brazil. Những người da đen chống đối đã sáng tạo nên môn võ Ginga. Môn võ này sử dụng nhiều các động tác lắc hông và chân với những bước di chuyển mạnh mẽ, uyển chuyển đầy mê hoặc trong nhịp trống Samba. Từ đó, Ginga và Samba đã ngấm vào huyết quản, trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Brazil. Và, nếu chúng ta đã xem bộ phim “Pele: Birth of a Legend - sự ra đời của một huyền thoại”, chắc sẽ nhớ câu nói của De Brito khi “khai sáng” cho chàng trai trẻ Pele về “Ginga”: “Nó nguyên thủy, nhưng nó có một lịch sử lâu dài và giàu có...”.

Cú nhấc chân như có con mắt sau lưng của Rivaldo để Ronaldo ghi bàn thắng thứ 2 quyết định trong trận chung kết World Cup 2002 gặp tuyển Đức, pha nhún nhảy rồi vung chân của Ronaldinho khiến thủ thành Petr Cech hóa thành bức tượng ngay tại Stamford Bridge, hay tình huống Vinicius vẩy bóng cho Richarlison thực hiện cú tung người móc bóng xé lưới Serbia ở World Cup vừa qua,… đều là tinh túy của “Ginga” mà chúng ta được chiêm ngưỡng từ những hậu bối của Pele. Tất cả đều nhịp nhàng và đồng điệu, đủ làm bật tung cảm xúc của hàng triệu người.

“Vua bóng đá” và cũng là người nghệ sĩ vĩ đại vừa từ biệt chúng ta để đến với Carlos Alberto, Garrincha, Vava,… - những đồng đội một thời từng cùng ông xoay chuyển lịch sử của bóng đá Brazil, những người cùng ông nhảy “Ginga” trong nhịp trống Samba ở World Cup. Nhưng chắc chắn, di sản đồ sộ mà Pele để lại trong lịch sử bóng đá sẽ luôn khiến hậu thế nghiêng mình nhắc nhớ!.

Nguyên Phong

Nguồn ảnh: AP, Getty.

Tin khác

Di sản đồ sộ của Pele

Di sản đồ sộ của Pele

2 năm trước - Báo Pháp Luật Việt Nam

Pele đã để lại một gia tài lớn cho bóng đá thế giới. Sự ra đi của ông khiến người hâm mộ hụt hẫng.

Những hình ảnh đáng nhớ trong sự nghiệp của 'Vua bóng đá' Pele

Những hình ảnh đáng nhớ trong sự nghiệp của 'Vua bóng đá' Pele

2 năm trước - Báo VietnamPlus

Huyền thoại bóng đá Brazil Pele đã vĩnh biệt thế giới ở tuổi 82 hôm 29/12/2022, nhưng sự nghiệp cầu thủ lẫy lừng của ông vẫn sẽ luôn được thế giới bóng đã nhắc...

Lễ tang Pele diễn ra khi nào, ở đâu?

Lễ tang Pele diễn ra khi nào, ở đâu?

2 năm trước - Báo VTC News

Lễ tang Pele được tổ chức vào ngày 2/1/2023 tại sân vận động mà ông gắn bó lâu nhất trong sự nghiệp thi đấu lẫy lừng.

Những hình ảnh quê nhà thương tiếc Pele

Những hình ảnh quê nhà thương tiếc Pele

2 năm trước - Báo VietnamNet

Sự ra đi của Vua bóng đá Pele để lại niềm tiếc thương vô hạn cho quê nhà Minas Gerais, người dân Brazil và fan hâm mộ túc cầu trên toàn thế giới.

Vĩnh biệt, Vua bóng đá Pele!

Vĩnh biệt, Vua bóng đá Pele!

2 năm trước - Tạp chí SaoStar

Pele, ông ấy là một nhà vua - Tờ L'Equipe (Pháp) nhận định về sự nghiệp vĩ đại của Vua bóng đá người Brazil.

Nhìn lại sự nghiệp của vua bóng đá Pele

Nhìn lại sự nghiệp của vua bóng đá Pele

2 năm trước - Báo Nhân Dân

'Vua bóng đá', huyền thoại Brazil - Pele, người đã ghi 1.281 bàn thắng và là cầu thủ duy nhất 3 lần vô địch World Cup đã qua đời ở tuổi 82 tại Bệnh viện Albert...

Nhận định trận đấu giữa Fulham vs Southampton, 22h00 ngày 31/12 - Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu giữa Fulham vs Southampton, 22h00 ngày 31/12 - Ngoại hạng Anh

2 năm trước - Báo Thế Giới & Việt Nam

Nhận định trận đấu giữa Fulham vs Southampton tại vòng 18 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 31/12.

Khoảnh khắc vĩ đại của Vua bóng đá Pele

Khoảnh khắc vĩ đại của Vua bóng đá Pele

2 năm trước - Báo Sài Gòn Giải Phóng